Nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Sự kết tinh của tâm hồn và trí tuệ

10:07 AM 16/08/2021 |   Lượt xem: 2896 |   In bài viết | 

Cao nguyên đá Hà Giang là cái nôi nuôi dưỡng sự đa dạng trong văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc Mông, trong đó đặc trưng là chiếc Khèn Mông

Các nghệ nhân người Mông biểu diễn các điệu múa khèn tại Làng Văn hóa dân tộc Mông Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

Khèn lá được người Mông ở Mai Châu - Hòa Bình coi là một trong những nhạc cụ truyền cảm hứng trong lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và bày tỏ tình cảm nam nữ

Khèn là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống của người Mông ở Mai Châu – Hòa Bình, được các chàng trai biểu diễn ở các ngày hội Xuân hay khi tỏ tình với bạn gái

Tiếng Khèn tạo nên màu sắc và âm hưởng đặc trưng, làm cho vùng miền núi Mai Châu thêm hùng vĩ

Khèn Bè là nhạc cụ và cũng là loại hình nghệ thuật kết tinh từ tâm hồn và trí tuệ của người Thái ở Yên Bái

Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến (Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) truyền dạy kỹ năng thổi Khèn Bè cho con cháu

Các nghệ nhân truyền dạy cách làm Khèn Bè để bảo tồn, khai thác phát huy giá trị nghệ thuật của dân tộc Thái ở vùng Mường Lò (Yên Bái)

Cồng Chiêng của người Mường Hòa Bình được coi như của thiêng, vật quý trong nhà

Ngoài việc tạo ra âm thanh, người Mường tin rằng trong mỗi chiếc Chiêng đều có hồn, vì vậy Chiêng của người Mường được coi là linh khí thiêng xua đuổi cái xấu

Nghệ nhân ưu tú Bùi Tiến Xô ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình (ngoài cùng bên phải ảnh) truyền dạy cách biểu diễn cồng chiêng cho các thế hệ sau để giữ gìn cội nguồn văn hóa Mường

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và lao động sản xuất của đồng bào nơi đây

Với người Tày, Nùng, hát then đàn tính là kết tinh của trí tuệ, văn hóa dân tộc qua các thế hệ

Âm thanh của những làn điệu then hòa quyện cùng âm thanh đàn tính là bản hòa ca của bản làng, của cuộc sống thường nhật và của núi rừng nơi đồng bào Tày, Nùng sinh sống

Đình Hoàng