Phóng sự ảnh: Độc đáo nghề thủ công của đồng bào các dân tộc vùng cao
05:32 PM 17/09/2021 | Lượt xem: 3119 In bài viết |Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống lao động sản xuất, từ nhiều đời nay, bà con các dân tộc vùng cao đã tự đúc kết và gìn giữ các nghề thủ công của dân tộc mình. Qua thời gian đã dần hình thành nên nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng được gìn giữ cho đến ngày nay.
Nguyên liệu đan "lù cở" là tre, nứa và dây mây rừng.
Sự chất phác, mộc mạc của người Mông vùng cao cũng được thể hiện ngay trong các sản phẩm đan lát của mình
"Lù cở" không chỉ là sản phẩm gia dụng thuần túy, mà còn là nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông.
Mặc dù xã hội phát triển, nhưng với bà con người Mông, chiếc "lù cở" vẫn là vật dụng rất thông dụng và gần gũi.
Nghề rèn cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc vùng cao, như: Người Mông, người Nùng, Tày, Thái…
Nhờ có nghề rèn, bà con các dân tộc đã tạo ra các công cụ lao động hết sức tiện ích
Đôi bàn tay tài hoa của người thợ rèn giúp tạo ra những sản phẩm hết sức hữu dụng
Các sản phẩm từ nghề rèn, được bà con các dân tộc đem ra bán tại các phiên chợ vùng cao
Nghề rèn không chỉ là nét văn hóa đặc trưng trong lao động sản xuất mà còn giúp tạo ra giá trị kinh tế trong cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số
Xuân Thường