Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên

05:14 PM 16/09/2021 |   Lượt xem: 1931 |   In bài viết | 

Ảnh tư liệu.

Ngày 26/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 -2025”. Quyết định 771/QĐ-TTg nêu rõ, có 04 nhóm đối tượng tham gia Đề án là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn đông đồng bào DTTS; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS.

Nhóm đối tượng 1: Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng, Phó tổng Cục trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) tỉnh ủy, thành ủy ở địa bàn đồng bào DTTS.

Nhóm đối tượng 2: Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các huyện; Ủy viên BTV huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào DTTS.

Nhóm đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào DTTS.

Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ công chức cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào DTTS.

Với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt được một số kết quả nhất định. Đối với nhóm đối tượng 1, đối tượng 2 của Bộ, ngành Trung ương đạt tối thiểu 90% được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc; Nhóm đối tượng 3 và 4 của Bộ, ngành Trung ương đạt tối thiểu 90% được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc; Nhóm đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4 của địa phương đạt tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc; Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc thuộc nhóm đối tượng 3 và 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS được bồi dưỡng tiếng dân tộc.

Thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, UBDT đã giao cho các vụ, đơn vị liên quan trực tiếp xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo đúng quy định, trong đó có Học viện Dân tộc. Theo ý kiến của GS.TS. Trần Trung, Giám đốc Học viện Dân tộc cho biết: Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua Học viện Dân tộc đã phối hợp với các Vụ, đơn vị của UBDT và địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng 3, 4 tại địa phương được 2.980 lượt người; tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên với 1.456 lượt người.

Năm 2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBDT, ngày 22/4/2021 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ trên các nhóm công việc cụ thể:

Hoàn thiện chương trình việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 và 2, tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm: Quan điểm của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Chiến lược và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới; Văn hóa và công tác quản lý văn hóa vùng DTTS hiện nay; Đối với nhóm đối tượng 3 và 4 nội dung cập nhật các kiến thức mới có liên quan trực tiếp đến nội dung 06 chuyên đề giảng dạy đã được biên soạn năm 2019 điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Biên soạn tài liệu bồi dưỡng và giảng dạy thí điểm tiếng DTTS; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Chăm và tiếng Mông, cho đội ngũ công chức, viên chức theo chương trình 450 tiết của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên Bộ, ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học với các nội dung như: Tổng quan về các DTTS ở Việt Nam; Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc; Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển KT-XH vùng DTTS; Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS vững mạnh; Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS; Công tác quốc phòng an ninh ở vùng DTTS và miền núi…

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4. Với đối tượng này tùy theo yêu cầu thực tế của địa phương, để bổ sung báo cáo phát triển KT-XH và thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương. Đồng thời cũng tổ chức học nghiên cứu thực tế, bằng việc thông qua các mô hình điểm về phát triển KT-XH ở các thôn, bản, hoặc xã đặc biệt khó khăn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hoàng Nguyệt